NHÀ GỖ BẢO HOÀNG

   Trong di sản văn hóa nghệ thuật nói chung và kiến trúc nói riêng. Ông cha ta đã để lại nhiều giá trị quý báu. Kiến trúc nhà gỗ Việt Nam mang đậm những đặc trưng văn hóa của người Việt, được tạo dựng qua nhiều thời kỳ lịch sử và được lưu giữ đến ngày nay.

   Kiến trúc cổ Việt nam lấy gỗ làm vật liệu xây dựng cơ bản và tạo đặc trưng riêng cho nền kiến trúc của mình. Dù là công trình lớn hay nhỏ, các công trình tín ngưỡng hay các công trình nhà ở, vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương đã được khai thác và sử dụng phổ biến như gỗ tre nứa lá, sau này có thể kể thêm các vật liệu khác như gạch ngói sành sứ nhưng gỗ vẫn là vật liệu chủ yếu. Các nghệ nhân từ đời này qua đời khác đã sáng tạo ra một kiến trúc riêng biệt mang bản sắc văn hóa Việt. Các công trình với sắc nâu là chính thể hiện sự dịu dàng mát mẻ chứ không nhiều màu sắc rực rỡ và kiểu cách như ở nhiều nước châu á khác. Sự hoành tráng và tính khếch đại có vẻ như xa lạ với kiến trúc cổ truyền Việt Nam.

Trong kiến trúc Việt Truyền Thống, Mặt bằng hầu hết các ngôi nhà đều có hình chữ nhật. Với đơn vị là “gian”, như nhà 3 gian, 5 gian, 7 gian… với 1 hoặc 2 gian phụ hai bên. Nhà lòng phải rộng cho đủ ở, đủ mát. Mái phải dốc cũng cho đủ kín và đủ mát. Chính vì thế người thợ phải vắt óc làm bài tính kiến tạo không gian với cột, xà, kẻ, bẩy, câu đầu, con rường, cái đấu, hoành, dui, mè, …

   Người xưa đắn đo cẩn trọng, dụng khúc gỗ nào vào việc nào rồi định đoạt kích thước theo cách tính của cha ông truyền cho. Những cây cột níu giằng lấy nhau bởi những xà ngang, xà dọc tạo nên một kết cấu vững chắc. Trải qua nắng mưa, gió bão, Ngôi nhà vẫn tồn tại vững chắc với cả trăm năm tuổi thọ.

Người Việt trong việc xây dựng nhà ở luôn đề cao tính chân thực, sự giản dị, và tính chừng mực.

   Tính chân thực trước tiên ở thái độ ứng xử với vật liệu. Ở những ngôi nhà gỗ Việt thường chủ yếu có 2 màu. Màu tự nhiên của gỗ và màu của ngói. Gỗ được sử dụng với những tính năng và vẻ đẹp vốn có, thường để mộc, sơn phủ hạn chế, chỉ sơn phủ chủ yếu ở những nơi thờ tự. Các phương tiện trang trí cũng được sử dụng chừng mực. Cột trong nhà gỗ truyền thống đều được làm bằng gỗ nguyên cây không có cột nối và trơn nhẵn. Cửa ra vào thường lớn, ngưỡng cửa khá cao, khoảng hơn 1 gang tay. Người ra vào phải dơ chân bước qua. Cửa sổ thì tương đối nhỏ so với cửa chính.

   Tính giản dị trong việc kiến tạo ngôi nhà gỗ không đồng nghĩa với tính giản đơn để tăng vẻ đẹp, vẻ thanh thoát cho ngôi nhà người thợ xưa thường tạo ra những đường chạm trổ giữa những xà dọc và xà ngang.

Trong kiến trúc cổ Việt Nam chạm trổ là phần rất quan trọng, nó thể hiện tinh thần công trình, ở đó những người thợ theo ý tưởng của chủ nhân căn nhà mà để lại các dấu ấn của xã hội đương thời, hoặc tôn giáo tín ngưỡng, hay những sinh hoạt dân gian làng xã của từng vùng, miền trên các tác phẩm chạm khắc của mình.

   Nhà gỗ Việt Nam thường để mộc màu gỗ hay quét sơn bảo vệ có màu nâu. Mỗi hoa văn họa tiết trang trí đã được bàn tay tài hoa của các nghệ nhân chạm trổ thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo với tứ linh, tứ quý, các loại động vật gần gũi với người dân, các loại cỏ cây hoa lá, chữ nôm, chữ Hán với các ý nghĩa mang đậm tính nhân văn cầu chúc cho cuộc sống của mọi người, của gia chủ và đất nước thái bình giàu có phúc đức cho đời sau con cháu. Kiến trúc nhà gỗ Việt Nam được coi như một di sản văn hóa quý giá, là điển hình của một nền kiến trúc mang đậm tính nhân văn, phù hợp với tính cách của con người Việt Nam. Chính vì vậy những yếu tố này được Bảo Hoàng ứng dụng sáng tạo đưa vào việc dựng nên những căn nhà gỗ.

   Để xây dựng những ngôi nhà gỗ mang thương hiệu Bảo Hoàng, mặc dù đã có thêm nhiều kỹ thuật hiện đại hỗ trợ, vẫn cần những người thợ thủ công lành nghề giàu kinh nghiệm. Nhờ những bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công những căn nhà gỗ mới trở nên có hồn và có dáng dấp thanh thoát.

   Trong cuộc sống công nghiệp hóa hiện nay, văn hóa truyền thống như một thảm đệm để con người cân bằng lại. Những ngôi nhà gỗ hiện đại giàu tính truyền thống giữ được hồn cốt dân tộc là một trong những chiếc cầu nối giữa truyền thống và hiện đại. Đó chính là điều mà Bảo Hoàng hướng tới.


Mọi chi tiết xin liên hệ:

Công ty TNHH MTV Bảo Hoàng

Lô H4-H6 khu CN Trà Đa, Pleiku, Gia Lai.

0269.350.4536 

Tags: No tags

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *